Vì cố
không chạm được tới nhau, để giữ cho nhau những yên vui nên tình yêu của
họ càng gây xúc động cho nhiều người đọc, người xem.
Những cây cầu ở quận Madison – Một lần và mãi mãi
Câu chuyện bắt đầu với cuộc gặp gỡ
giữa Robert Kincaid – một phóng viên ảnh vốn đã quá quen với cuộc sống
độc thân và Francesca Johnson – một phụ nữ Italy giản dị đã có gia đình.
Vào một ngày tháng Tám năm 1965, khi Robert Kincaid đang trên đường đi
tìm những cây cầu mái che cổ kính tại quận Madison – Iowa, Mỹ để làm tư
liệu cho phóng sự ảnh “Những cây cầu ở quận Madison”, anh đã dừng chân
trước cửa nhà Francesca để hỏi đường.
Chỉ năm giây trôi qua trong ánh nhìn
nhau thôi, Francessca đã nhận ra rằng mình đã phải lòng người đàn ông
ấy. Robert cũng bị cuốn vào người phụ nữ đã có gia đình này. Họ chỉ có 4
ngày yêu nhau, trong khi chồng và con Francessca đang đi tham gia hội
trợ. Robert đã thổ lộ rằng ông muốn Francesca đi cùng mình. Nhưng
Francesca rơi vào một sự dằng xé mãnh liệt và cuối cùng cô chọn cách ở
lại bên chồng con.
Họ xa nhau nhưng mãi mãi chìm đắm
trong thương nhớ và trân trọng nhau. Francesca lặng lẽ dõi theo những
bài báo của Robert, tìm kiếm hình ảnh ông đã chụp trên các tờ tạp chí,
nhưng cũng tuyệt đối tôn trọng Richard – người chồng hiện tại của mình –
bằng cách không liên lạc gì thêm với Robert.
Còn Robert vẫn luôn giữ
lại những kỷ vật khi ở bên Francesca, tuyệt nhiên không có thêm một
người đàn bà nào trong cuộc đời ông và đến lúc chết, di chúc của ông là
gửi lại tất cả kỷ vật cho Francessca. Còn Farancessca lúc qua đời chỉ
yêu cầu con cái hiểu tình yêu của họ và hãy hỏa tang xác bà và rắc tại
cây cầu nơi đã gặp Robert – dù biết rằng theo phong tục địa phương, hỏa
táng là một điều gây nhiều dị nghị.
Bởi thế, khi mới ra mắt, cuốn sách
đã lập kỷ lục phát hành và lập kỷ lục cả 2 lần tái bản tiếp theo và bây
giờ vẫn còn nhiều người tìm đọc.
Người tình – Càng xa cách, càng nhớ thương
Cuốn tiểu thuyết “Người tình” của nữ
nhà văn Marguerite Duras viết về một mối tình khắc cốt ghi tâm của
chính bà và ông Huỳnh Thủy Lê, người giàu có nhất Sa Đéc, Việt Nam ngày
xưa. Họ gặp nhau trên phà Mỹ Thuận. Chỉ qua vài lời bắt chuyện của Thủy
Lê, họ bỗng thấy như thân quen từ thuở nào.
Nhưng họ không thể công khai
quan hệ bởi những ngáng trở về sắc tộc, giai cấp. Duras là một thiếu nữ
da trắng “mẫu quốc”, sống trong gia đình mà bốn người phải sống nhờ vào
đồng lương của người mẹ. Còn Huỳnh Thủy Lê lại là một công tử giàu có,
được thừa hưởng cơ nghiệp gia đình và lại là dân thuộc địa.
Gia đình của Thủy Lê biết chuyện nên
nhất quyết bắt con từ bỏ tình yêu “ngang trái” này và ép Thủy Lê kết
hôn với người khác. Còn Duras cùng gia đình về Pháp trong một cuộc chia
ly đầy nước mắt. Sau khi cưới vợ, Thủy Lê trở về với công việc kinh
doanh. Ông và vợ có với nhau 5 đứa con 3 nhưng Thủy Lê vẫn luôn nhớ
Duras.
Khi đã ở tuổi thất thập, ông Thủy Lê quyết sang Pháp tìm gặp
người tình thuở nào. Một ngày nọ, chuông điện thoại reo, bà Duras cầm
máy, dù gần 50 năm đã trôi qua, bà vẫn nhận ra giọng Thủy Lê nhưng bà đã
từ chối gặp và nước mắt rơi ràn rụa. Còn bên kia đầu dây, giọng Thủy Lê
đang run lên: “Duras, anh yêu em và yêu em suốt đời”
Suckhoegiadinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét