Bệnh tiểu đường
Đường tạo ra glucose, buộc tuyến tuỵ sản xuất insulin thường xuyên hơn và đòi hỏi tuyến tuỵ làm việc quá sức. Do đó, cơ thể dần mệt mỏi và dễ mắc bệnh tiểu đường.
Già trước tuổi
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Age Journal (Mỹ) cho thấy, mức đường huyết có liên quan đến hình thức bên ngoài của một người. Cụ thể, cứ tăng 1 millimole đường trong mỗi một lít máu, có thể khiến khuôn mặt của một người trông già hơn năm tháng tuổi.
Một cuộc nghiên cứu khác trên Tạp chí British Journal of Dermatology (Anh) vào năm 2007 cũng chứng minh điều tương tự. Theo đó, chất collagen và protein có tác dụng giúp duy trì độ ẩm và tính co giãn của làn da dường như có thể bị tổn hại do quá trình glycation gây ra.
Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, glycation là một tiến trình khi mức đường huyết cao kết hợp với các protein, tạo thành các protein không mong muốn, gây nên những tổn hại cho làn da.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, nếu muốn duy trì sự trẻ trung, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đường. Tuy nhiên, bạn không cần phải kiêng cữ hoàn toàn mà chỉ nên tiêu thụ đường ở mức độ vừa phải.
Gây nghiện
Ông Paul van der Velpen, người đứng đầu dịch vụ y tế của Amsterdam (Hà Lan) cho rằng đường là 1 chất gây nghiện nguy hiểm trong thời đại ngày nay nhưng lại rất dễ có được. Chuyên gia này tin rằng” Bỏ đường khó như bỏ thuốc lá” và vì thế đường nên được đánh thuế như cách vẫn làm với rượu và thuốc lá hiện nay.
Chuyên gia này khuyên mọi người nên hạn chế sử dụng đường và cần phải điều chỉnh cả lượng đường cho vào thực phẩm chế biến sẵn.
Làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim
Những công trình nghiên cứu trên quy mô lớn đã chỉ ra rằng, càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic cao (tác động nhanh chóng đến lượng đường trong máu) trong đó có thức ăn chứa đường thì nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim sẽ càng cao và có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Ăn nhiều đường sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể.
Tích lũy chất độc trong cơ thể
Sau khi đường được hấp thụ bởi cơ thể con người, nó sẽ bị phân hủy và sản xuất năng lượng trong cơ thể. Để chuyển hóa hết lượng đường đưa vào cơ thể cần tiêu hao một lượng vitamin B rất lớn. Ăn quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể thiếu vitamin B vì tiêu thụ quá mức, dẫn đến độc tố tích lũy trong cơ thể con người .
Gây sâu răng
Với tất cả những tác động nguy hiểm trên của đường, đôi khi chúng ta quên mất tác hại chủ yếu nhất mà nó gây ra. Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng của nó cao hơn tất cả các loại thức ăn khác.
Gây stress
Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hoócmôn gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên học cách kiềm chế trước các món ăn ngọt ngào đó.
Gây ra huyết áp cao
Ăn quá nhiều thức ăn ngọt, lượng đường sẽ làm tăng mức độ insulin trong cơ thể, tiết catecholamine và tăng hoạt động của thần kinh giao cảm, mà sẽ trực tiếp làm tăng tensity. Điều này có thể trở thành lý do chính gây tăng huyết áp.
Ngoài ra, mức độ insulin trong máu cũng sẽ làm cho sự tái hấp thu natri và nước ở thận, dẫn đến tình trạng ứ động nước và natri trong cơ thể. Thể tích máu tăng sẽ gây ra huyết áp cao .
Gây cận thị
Theo báo cáo của Hội đồng chống cận thị Nhật Bản, lượng đường nhiều còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng, mức độ cận thị vì vậy cũng tăng.
Bác sĩ B. Lein, nhà nhãn khoa nổi tiếng người Mỹ, dựa trên nhiều số liệu về dinh dưỡng của người bệnh mà ông đã điều trị, khẳng định: bệnh cận thị phát triển không chỉ do mắt mệt mỏi bởi làm việc nhiều quá mà còn do ăn uống không đủ các chất cần thiết.
Một chế độ ăn thừa đường, canxi, protein và thiếu crôm sẽ làm cho bệnh cận thị nặng thêm.
T.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét