Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Nghe nhạc khi tập luyện

Nghe nhạc trong khi tập thể dục thể thao được coi là một cách nhằm tăng cường hiệu quả vận động.

 Nghe nhạc khi tập luyện
Tạo tâm trạng phấn chấn

Chúng ta thường nghe nhạc như một cách để cải thiện tâm trạng và hiểu được bản thân. Các đối tượng tham gia một cuộc nghiên cứu đầu năm nay ở Mỹ thú nhận việc nghe nhạc cho phép họ suy nghĩ về chính mình hoặc rời khỏi thực tại.

 Dù một giờ trước đó đã xảy ra biến cố gì thì âm nhạc phù hợp vẫn có thể đưa chúng ta thoát khỏi “hố sâu” của tâm trạng tiêu cực, đồng thời cung cấp thêm năng lượng để chúng ta tập luyện nhằm tìm lại niềm hứng khởi trong cuộc sống.

Tăng độ kiên trì

Nghiên cứu cho thấy nghe nhạc khi luyện tập giúp người tham gia cảm thấy không quá gắng sức. Biện pháp “đánh lạc hướng” cảm giác cực nhọc bằng âm nhạc có thể cải thiện thành tích tập luyện đến 15%. Đáng chú ý là nhịp điệu âm nhạc càng nhanh thì hiệu quả tập luyện càng đáng khích lệ, thúc giục người tập trở nên kiên trì, siêng năng hơn.

 Các nhà nghiên cứu phát hiện những bản nhạc có cường độ nhanh và mạnh sẽ khiến não bộ cảm thấy hào hứng và thúc đẩy người nghe chuyển động.

 Người đạp xe đạp, người chạy bộ, khi nghe nhạc có nhịp điệu nhanh thường đạp mạnh, chạy nhanh hơn so với khi nghe nhạc có nhịp điệu chậm. Điều này mang lại hiệu quả tối ưu cho những người tập các môn thể dục với cường độ vừa phải.

Khơi gợi hồi ức tập luyện

Mỗi người có một bài hát khiến bản thân rơi vào “vùng hồi ức” khi nghe và mối liên hệ này đã được khoa học chứng minh. Theo đó, người ta có xu hướng liên tưởng từng bài hát với những hồi ức nhất định, thường là về địa điểm chúng ta thưởng thức nó lần đầu. 

Vì vậy, việc tập trung nhớ về kỷ niệm (hoặc ngay cả cảm xúc của ca sĩ được chuyển tải qua bài hát) giúp tăng cường tác dụng động viên của bài hát, và điều này đã được chứng minh góp phần đáng kể vào việc cải thiện thành tích tập luyện.

Sử dụng năng lượng hiệu quả

Nhịp điệu âm nhạc mà chúng ta lắng nghe khi luyện tập có khả năng kích thích khu vực điều khiển vận động trong não, nhờ thế nó có tác dụng hỗ trợ cho các bài tập có tính chất nhịp nhàng như chạy bộ hay cử tạ. Việc theo dõi nhịp điệu đều đặn của bài hát giúp chúng ta sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Không có nhận xét nào: