Người Di-gan có nguồn gốc từ Ấn Độ, sống di cư đến nhiều vùng đất khác nhau, thường không được chào đón là những điều ít người từng biết đến về cộng đồng người này.
1. Có nguồn gốc từ Ấn Độ
Một cô gái Di-gan ở Tây Ban Nha.
|
Có
rất nhiều bằng chứng di truyền học và ngôn ngữ học cho thấy người
Di-gan có nguồn gốc ban đầu từ một nhóm người nói tiếng Hin-di ở phía
bắc Ấn Độ. Nhiều từ ngữ và quy tắc ngữ pháp trong ngôn ngữ của người
Di-gan có những đặc điểm gần như giống y hệt tiếng Hin-di.
Theo
một nghiên cứu được tiến hành năm 2012 và công bố trên tạp chí Cell
Biology, các dữ liệu gene được phân tích từ 13 cộng đồng người Di-gan ở
khắp châu Âu cho thấy những người Di-gan rời miền bắc Ấn Độ khoảng 1.500
năm trước.
Những người Di-gan hiện sống ở châu Âu đã di cư qua vùng
Balkans bắt đầu từ khoảng 900 năm trước.
2. Sống di cư
Một gia đình người Di-gan
|
Sau
khi đi khỏi vùng đất phía bắc Ấn Độ, hầu hết người Di-gan đều di cư đến
một số nước đông Âu như Romani và Bulgari, tổng số người Di-gan chiếm
khoảng 12% dân số khu vực. Người Di-gan cũng sống nhiều ở Thổ Nhĩ Kỳ với
số dân khoảng 2,75 triệu người. Một vài quốc gia khác có người Di-gan
sinh sống bao gồm Nga, Slovakia, Hungary, Berbia, Tây Ban Nha và Pháp.
Mặc
dù tập trung chủ yếu ở châu Âu, người Di-gan vẫn được phát hiện ở những
lục địa khác. Theo con số thống kê, có khoảng 1 triệu người Di-gan sống
ở Mỹ và khoảng 800.000 người sống ở Brazil. Tuy nhiên, cho dù ở đâu,
người Di-gan dường như đều không được chào đón.
3. Bị đàn áp dã man
Trang phục của một bé gái Di-gan. Trẻ em Di-gan trước đây thường bị bắt cóc và không được đi học.
|
Không
lâu sau khi di cư đến châu Âu, người Di-gan trở thành nô lệ ở nhiều
quốc gia và kéo dài tình trạng nô lệ cho đến thế kỷ 19 tại Romania.
Người Di-gan bị giết hại trong suốt giai đoạn trung cổ tại Anh, Thụy Sĩ,
Đan Mạch. Các nước như Đức, Italy và Bồ Đào Nha từng ban lệnh trục xuất
tất cả những người Di-gan.
Nhiều tài liệu báo cáo
công bố các trường hợp trẻ em Di-gan thường bị người khác bắt cóc khỏi
bố mẹ ruột, phụ nữ Di-gan bị cắt tai, người Di-gan nói chung bị dí bàn
là nóng vào người.
Để đồng hóa người Di-gan, các quốc gia khác cấm người
Di-gan sử dụng tiếng mẹ đẻ, một số nơi khác ban lệnh cấm những người
Di-gan kết hôn với nhau.
Trong Thế chiến II, người
Di-gan là mục tiêu truy lùng và tàn sát dã man của Đức Quốc xã. Ước tính
có khoảng 2 triệu người Di-gan thiệt mạng trong các trại tập trung và
bị giết bằng nhiều cách khác nhau.
Ở thời kỳ hậu
chiến tranh, người Di-gan tiếp tục bị áp bức, đặc biệt là ở Liên bang Xô
viết. Năm 1980, phụ nữ Di-gan ở Tiệp Khắc bị bắt phải triệt sản để hạn
chế gia tăng dân số.
4. Văn hóa đặc sắc và phức tạp
Người Di-gan tại Pháp nhảy múa các điệu nhảy truyền thống.
|
Văn
hóa đặc sắc và đa dạng của người Di-gan được thể hiện ở phong cách âm
nhạc độc đáo mà sau này có những ảnh hưởng nhất định đến nhạc jazz,
bolero, nhạc flamenco cũng như tác động đến các nhà soạn nhạc cổ điển
như Franz Liszt.
Trong khi người Di-gan được cho là
có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng suốt hàng thế kỷ, hầu hết người Di-gan đã
theo các tôn giáo ở những nước mà họ di cư và sinh sống. Phần lớn cộng
đồng người Di-gan hiện theo đạo Hồi hoặc đạo Kito.
Xã
hội Di-gan truyền thống vẫn giữ phong tục kết hôn từ12 tuổi. Các cô dâu
nhỏ đôi khi trở thành vật trao đổi và buôn bán giữa các cộng đồng người
Di-gan, cảnh báo tình trạng buôn bán người ở châu Âu.
Theo
một báo cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác tại châu Âu (OSCE), một số
cộng đồng người Di-gan còn có hoạt động buôn bán trẻ em bất hợp pháp.
5. Luôn bị áp bức
Người Di-gan vẫn bị coi là một nhóm người thiểu số và không được chào đón ở những quốc gia mà họ di cư đến sinh sống.
|
Rất
nhiều người Di-gan tự cô lập để tránh đồng hóa với những cộng đồng
người lớn hơn ở các quốc gia mà họ di cư và sinh sống. Tuy nhiên, điều
này khiến trẻ em Di-gan không được phép đến trường, người Di-gan nói
chung không có việc làm ổn định, không được ở nhà giá rẻ, không được
nhận hỗ trợ chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội khác.
Những hệ quả này
khiến người Di-gan bị đói, mắc bệnh tật, lạm dụng thuốc hay trở thành
tội phạm.
Cùng với nhiều lý do khác, người Di-gan
vẫn bị coi là một nhóm người thiểu số dù sống ở các quốc gia châu Âu
giàu có với các dịch vụ xã hội tuyệt vời. Các quan chức của Italy từ
chối hỗ trợ nhà ở cho các gia đình Di-gan dù họ được sinh ra tại đây.
Sau
khi các nhà trại sinh sống của người Di-gan bị chính quyền Pháp đập
phá, khoảng 10.000 người Di-gan đã bị trục xuất khỏi nước này trong năm
qua. Pháp cũng ban lệnh cấm một nữ sinh người Di-gan gốc Kosovo đến
trường hồi đầu tháng 10.
(Theo Live Science)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét