Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Những hiểm họa chết người trong thực phẩm hàng ngày

Hiện nay vấn đề ngộ độc thực phẩm đang là một mối lo và đặc biệt quan tâm của tất cả mọi người. Nhưng việc lựa chọn thực phẩm sạch không dễ. 

Có một số loại thực phẩm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ở người. Chúng ta nên biết  về những thực phẩm này để có thể chú ý khi chế biến và tránh những trường hợp ngộ độc thực phẩm không đáng có xuất phát từ việc ăn uống.


1. Giá đỗ
 
Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới.

 Cách làm giá đỗ truyền thống trải qua nhiều công đoạn, trong đó có giai đoạn ủ chiếm phần lớn thời gian. Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho vi khuẩn sinh sản, đặc biệt là vi khuẩn E.coli và salmonella.


 
Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới.
 
2. Một số loại rau xanh


Một nghiên cứu của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)cho thấy, các loại rau lá như: rau bina, rau diếp, cải bắp, cải xoăn, rau arugula được liệt vào danh sách những thực phẩm nguy hiểm nhất năm 2009. 

Chúng có thể gây ngộ độc là do bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi chế biến.

Điều ít người nội trợ biết là các loại cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta xắt thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.
 
3. Cà chua



Trái cây và rau quả thường là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bởi vì rất nhiều người có thói quen ăn sống rau củ quả. Cà chua không nằm trong ngoại lệ bởi cà chua thường bị nhiễm khuẩn salmonella (bệnh viêm dạ dày ruột).

 Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cà chua dễ dàng nhiễm vi khuẩn salmonella trong quá trình trồng, chăm sóc phát triển. Lý do là vì vỏ cà chua rất mỏng, dễ bị vi trùng xâm nhập. Đặc biệt, cà chua còn dễ bị dập, nát, và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập qua các vết dập, nát này.



Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cà chua dễ dàng nhiễm vi khuẩn salmonella trong quá trình trồng, chăm sóc phát triển.
 
4. Trứng


Nếu bạn có thói quen ăn trứng sống hãy cẩn thận vì trứng rất dễ nhiễm vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, chúng ta nên bỏ thói quen nuốt trứng sống và ăn trứng lòng đào. Các vi khuẩn này thường được truyền từ gà mái mẹ sang trứng từ trước khi vỏ trứng hình thành.



Nếu bạn có thói quen ăn trứng sống hãy cẩn thận vì trứng rất dễ nhiễm vi khuẩn Salmonella.
 
5. Khoai lang



Ăn khoai lang rất tốt cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, vỏ khoai lang lại có nhiều chất kiềm, ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Vỏ khoai lang có những vết nâu hay đốm đen là có chứa alternaria, ăn vào có thể làm hỏng gan và gây ra nhiễm độc.

 Triệu chứng ngộ độc nhẹ là cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy. Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốt cao, đau đầu, khó thở, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong.
 
6. Hàu sống


Hàu là loại hải sản rất giàu đạm, kẽm, dễ tiêu và có lợi cho chu trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho cả nam và nữ giới. 

Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, trong đó có sán. Theo Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ thì hàu là một trong những loại thực phẩm gây ra nguy cơ đột quỵ cao. 

Trong hàu sống có chứa 2 virus gây bệnh là Norovirus và Vibrio, trong đó norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, còn vibrio là một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.

 Những người bị bệnh gan, tiểu đường, bạch cầu... sẽ càng có nguy cơ nhiễm khuẩn virus vibro nặng. Chỉ có nấu chín hải sản, trong đó có cả hàu mới có thể diệt sán, trừ giun. Và cũng như sò và trai, nên được nấu chín cho đến khi vỏ của chúng mở ra. 

Nếu vỏ hàu không mở sau khi nấu thì nên bỏ đi. Bạn cũng không nên ăn món hàu sống, cho dù ăn với mù tạt.
 
7. Khoai tây

Củ khoai tây đã mọc mầm thì tốt nhất là bỏ đi, bởi lúc này nó chứa một lượng lớn chất solanine và chaconine rất độc. Người dùng được khuyên, khi chế biến nên gọt bỏ phẩn củ đã biến thành màu xanh, tím hoặc chỗ nảy mầm, nhưng tốt nhất là vứt bỏ cả củ.

 Vỏ khoai tây chứa glycoalkaloids, khi tích tụ một lượng nhất định trong cơ thể sẽ gây ra ngộ độc. Glycoalkaloids trong khoai tây có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày và hệ thống đường ruột, bởi nó phá vỡ màng tế bào và ức chế acetylcholinesterase.
 
8.  Dâu tây

Là thứ rất dễ bị nhiễm một loại khuẩn có tên là Cyclospora vốn gây ra những cơn tiêu chảy chết người, mất nước cơ thể và co giật cơ. Vào năm 1997, hàng ngàn trẻ em ở Mexico đã bị nhiễm viêm gan siêu vi A do ăn phải dâu tây bị nhiễm khuẩn.



 
Dâu tây rất dễ bị nhiễm một loại khuẩn có tên là Cyclospora vốn gây ra những cơn tiêu chảy chết người, mất nước cơ thể và co giật cơ.
 
9.  Cá ngừ

Cá ngừ là món ăn được yêu thích ở nhiều quốc gia, tuy nhiên việc ngày càng nhiều trường hợp nhập viện do ngộ độc cá ngừ khiến các thực khách tỏ ra ít nhiều nghi ngại.

 Ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp chính là nguyên nhân khiến món ăn này (bao gồm cả cá ngừ đóng hộp) bị liệt vào danh sách những món ăn bị cấm cửa, khi gây ra một số bệnh nguy hiểm liên quan đến methylmercury như hội chứng chậm phát triển ở trẻ em.

Các tác nhân gây bệnh chính trong cá ngừ là scombrotoxin, được hình thành do việc xử lý cá sai quy trình từ khi mới được đánh bắt, gây ra hàng trăm ca bệnh mỗi năm. 

Các triệu chứng ban đầu thường là đau đầu đi kèm tiêu chảy, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù mắt. Giải pháp an toàn nhất chính là luôn bảo quản cá ở nhiệt độ thích hợp và chỉ ăn ở những nhà hàng có uy tín.
 
10. Sắn và măng tươi

Cyanid có trong sắn và măng tươi, còn gọi là axít hydrocyanic. Người bị ngộ độc sắn và măng tươi do rửa và ngâm không kỹ, ăn cả vỏ hoặc luộc sắn còn cả vỏ. Ngộ độc nặng hơn ở trẻ em, người suy dinh dưỡng đặc biệt là ăn sắn khi đói và ăn nhiều.

Yahoo

Không có nhận xét nào: