Trong ngôi nhà Việt, phòng khách được xem là
trái tim của ngôi nhà và bộ sofa chính là tâm điểm của trái tim ấy.
Không chỉ mang tính chất trưng bày, sofa còn được sử dụng với tần suất
nhiều hơn hẳn so với các món đồ nội thất khác.
Làm thế nào để chọn những bộ sofa bền, đẹp, hợp túi tiền và phong cách ngôi nhà? Chuyên mục “Không gian sống” kỳ này sẽ mách bạn 7 mẹo chọn sofa như ý.
Làm thế nào để chọn những bộ sofa bền, đẹp, hợp túi tiền và phong cách ngôi nhà? Chuyên mục “Không gian sống” kỳ này sẽ mách bạn 7 mẹo chọn sofa như ý.
1. KIỂM TRA PHẦN KHUNG
Khung chắc chắn đồng nghĩa với độ bền của sofa. Khung làm từ các loại gỗ mềm thường khá rẻ, nhưng sẽ bị vênh, oằn, lung lay sau khi sử dụng khoảng 5 năm. Khung làm từ các loại gỗ cứng mắc tiền hơn (gỗ sồi, gỗ tần bì…) nhưng lại bền và chắc. Bạn cũng nên chọn những loại chân có bắt ốc, chốt thay vì những chân chỉ có dán keo.
Mẹo nhỏ: Để kiểm tra độ cứng của khung sofa, bạn hãy nhấc thử một chân hoặc một góc phía mặt trước của sofa. Khi bạn nhấc được khoảng 15cm khỏi sàn, phần chân bên đối xứng cũng phải rời mặt sàn. Nếu phần chân đối xứng vẫn còn chạm sàn, điều đó có nghĩa là khung yếu.
2. HỎI VỀ VIỆC KẾT NỐI
Khung mà được gia cố, kết nối bằng một trong những kỹ thuật đóng chốt gỗ, đóng chốt gỗ đôi, khóa góc bằng gỗ, hoặc bằng vít kim loại và gia cố thêm bằng đinh kẹp hoặc đinh nghĩa là kết nối tốt. Loại sofa chỉ được gia cố bằng đinh kẹp, đinh và keo không đảm bảo tính vững chắc, bền lâu.
Mẹo nhỏ: bạn hãy hỏi nhân viên bán hàng về thông tin kỹ thuật của nhà sản xuất về phần nối khung.
3. KIỂM TRA LÒ XO
Hầu hết sofa đều có lò xo hoặc hệ thống độ nhún. Những sofa cao cấp thường hay có hệ thống lò xo đan bằng tay theo 8 cách. Sofa chỉ có độn bên trong, không có lò xo thì thường không thoải mái và nông.
Mẹo nhỏ: Thử ngồi mạnh xuống ở một góc hay mép, khi bạn nghe có tiếng kẽo kẹt, đó có nghĩa là lò xo bị đặt sai hoặc chạm phần khung.
4. CẢM NHẬN LỚP ĐỆM
Bạn hãy ngồi lên ghế để thử độ êm ái, nếu mặt đáy chỗ ngồi và lưng tựa có độ đàn hồi tốt, cảm giác không bị lõm, lún, sụt và mỏi thì đó là chiếc ghế có lớp đệm rất tốt. Lớp đệm bằng Polyurethane thì rẻ tiền, dễ bảo quản.
Những loại lớp đệm bền hơn cho bạn cảm giác cứng hơn nhưng khi càng sử dụng sẽ mềm ra theo thời gian. Các loại đệm HR (high resilient) có độ đàn hồi cao thì giá thành cao hơn nhưng rất bền và thoải mái khi sử dụng.
5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG MAY
Với loại sofa da: Mua ghế sofa phải xem bề mặt da. Da dùng để làm ghế sofa chia làm hai loại: da bò và da trâu. Nếu dựa vào nơi sản xuất thì có loại trong nước và loại nhập khẩu (tốt nhất là da bò của Ý và Đức). Loại da này vừa bảo vệ môi trường , vừa bền màu sắc, thông khí tốt và có độ bền cơ học cao.
Với loại sofa vải: Chỗ ngồi của ghế và lưng ghế phải kết thành một khối, được làm từ cùng một tấm vải dài và có độ dày như nhau. Bạn cần chọn loại sofa có đường chỉ dọc và chỉ ngang nhỏ, thẳng hàng, trơn láng, đều từng mũi, không có sợi thò ra ngoài. Nếu sờ tay vào bề mặt đường chỉ, phải cảm thấy căng mạnh mới nên chọn mua.
6. KIỂM TRA VẢI BỌC GHẾ
Bạn cần kiểm tra xem vải bọc ghế có dính và phủ sát lớp nệm trong hay không, có phẳng và cứng hay không. Đặc biệt, bạn cần lưu ý điểm phần vải bọc tại các tiếp xúc giữa tay vịn, chỗ ngồi và lưng ghế phải thật tự nhiên, không nếp gấp.
7. KIỂM TRA THƯƠNG HIỆU
Bạn nên chọn sofa ở các nhãn hiệu nổi tiếng vì đảm bảo chất lượng, khả năng sửa chữa lại thấp và thời gian bảo hành rộng rãi. Ngoài ra, các dịch vụ chăm sóc khách hàng của các nhãn hiệu này như: vận chuyển, sửa chữa, làm mới… cũng được ưu tiên với giá cả ưu đãi khi đã hết hạn bảo hành.
UMA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét