Nhiều người trẻ đang tự xây cho họ những “căn nhà” nơi thế giới ảo và chìm đắm vào trong đó mà dần để mất đi những mối quan hệ, xã hội, tình cảm của những người xunng quanh nơi đời thực.
Với những mặt tốt xấu lẫn lộn của internet, nếu không biết tiết chế
có thể khiến người trẻ chìm đắm trong thế giới ảo và dần xa lánh với
cuộc sống ngoài đời thực.
Không hiếm những cảnh bạn bè rủ nhau đi uống nước, trò chuyện nhưng rút cuộc chỉ là một nhóm người ngồi cùng nhau mải mê với những chiếc điện thoại, máy tính bảng.
Đi ăn cũng check in, cà phê cũng check in, đi xem phim cũng phải chụp ngay cái vé hay làm vài cái ảnh ở rạp tung lên "phây", thậm chí có người còn đóng tiền cho cả khóa tập thể dục vài triệu nhưng cũng chỉ đến chụp ảnh, check in vài lần cho thiên hạ thấy ta đây cũng chăm chỉ tập thể dục giữ phom rồi bỏ dở ( nàng đến phòng tập chỉ để khoe mình chứ chẳng tập tành gì).
Một ngày không "úp" lên vài cái status, họ bỗng thấy đời trở nên trống trải, thiếu thốn… Nhiều người trẻ đang sống như vậy, chỉ cần bước chân vào thế giới ảo họ bỗng trở nên vui vẻ, hạnh phúc. Thèm ăn một món gì đó chỉ cần tìm ảnh, đăng 1 status lên Face là đủ thấy no, hết hẳn cơn thèm.
Chỉ vài sự ức chế nhỏ cũng có thể trở thành cái status chứa đựng đủ thứ bức xúc cực kỳ “hoàng tráng” và hả hê khi được bạn bè like, comment chia sẻ , viết vài tâm sự buồn và nhận được những sự chia sẻ có thể từ những người mà kết bạn xong vẫn chả biết họ là ai nơi đời thực nhưng vẫn thấy vui vẻ lạ thường vì được quan tâm.
Tuy nhiên, đó là trên Facebook, nơi mà cứ đến sinh nhật bạn thì họ tự nhắc để list bạn bè có thể nhớ, có khi cũng chả cần nhắc nhở bởi chính người chúc chỉ bị lôi kéo bởi số đông khi thấy nhiều người chúc nên cũng a dua chúc theo, 1 câu nói g
õ vài ký tự có khi chỉ là: snvv (sinh nhật vui vẻ), cmsn (chúc mừng sinh nhật), hpbd (happy birth day)…
Nhiều người trẻ đang coi Facebook là ngôi nhà riêng nơi thể hiện đủ thứ hỉ nộ ái ố của bản thân. Ghét ai, thương ai, giận ai đều ném thành những status cho tất cả mọi người cùng biết.
Những ảnh chế về những “anh hùng bàn phím”. |
Để khi những câu chuyện đến tai người trong gia đình cô lại gặp phải vô vàn rắc rối. Người xung quanh nhiều khi cũng mệt mỏi vì mở máy lên là thấy sự bức xúc, tâm trạng của T.H đập vào mắt.
Trên các website, diễn đàn cũng vậy khi có 1 vấn đề nào đó nổi cộm hay gây tranh cãi thì đội quân “anh hùng bàn phím” cũng ngay lập tức xuất hiện ồ ạt, và đông đảo.
Có thể họ vốn chẳng quan tâm thực sự đến vấn đề nhưng vẫn đăng đàn tham gia tranh cãi, bình luận rồi dần già chuyển thành công kích, chửi rủa, đe dọa… lẫn nhau. Thậm chí có những người lập nicknamechỉ chuyên đi đá xoáy, công kích trên mạng và coi đó là trò vui, nhưng khác xa với sự “hổ báo” mà họ thể hiện trong thế giới ảo thì ngoài đời thực đó chỉ là những “con mèo” ngoan hiền, sống thu mình.
Cô đơn nơi đời thực
Có lẽ quá thiếu nơi để người trẻ có thể thể hiện cái tôi, bộc lộ cảm xúc, tìm kiếm chính bản thân mình nên họ dần tìm niềm vui đó nơi thế giới ảo. Tại các thành phố đông đúc, con người chia nhau từng khoảng không nhỏ bé, thì nơi rộng lớn, bao la để người trẻ tìm đến lại là thế giới ảo kia.
Nhiều người trẻ đang ngày ngày thức dậy đi học, đi làm trong tâm trạng mệt mỏi, chán nản.Họ không thể tìm thấy được niềm vui từ cuộc sống thực, chán ngán với công việc, sự nghiệp học hành, buồn bã với yêu đương, thiếu tin tưởng vào những mối quan hệ bạn bè, xã hội…
Nhiều lúc bế tắc, cô đơn, buồn bã chẳng thể nói được với ai. Trong khi thế giới ảo là nơi họ có thể nói đủ thứ họ muốn nói, thể hiện cái tôi mà ngoài đời thực họ chẳng thể làm nổi… Chính bởi thế online, lướt web, xem phim, nghe nhạc, chơi game… đang trở thành những việc làm không thể thiếu với nhiều người trẻ. Mỗi ngày sau giờ đi làm, đi học họ lại vùi đầu vào máy tính, điện thoại…
Nhiều người trẻ cô đơn, sợ hãi, bế tắc trong thế giới thực. |
Cứ chìm trong cái vòng luẩn quẩn giữa sống thực và sống ảo, cứ thế thời gian trôi đi thật nhanh để nhiều khi bỗng gặp biến cố nào đó nhiều người trẻ bỗng trở nên hụt hẫng khi dần trở nên “vô hình” với những người xung quanh nơi thế giới thực.
Nhập viện cả tuần liền, nhưng Diệu Ly vẫn chỉ được đôi ba người bạn đến viện thăm nom, người chăm sóc cô vẫn là bố, mẹ và anh trai trong khi tấm hình cô đăng tải trên mạng khi nhập viện đã có vài chục lượt like lẫn comment hỏi thăm sức khỏe. Lúc này Ly mới thấy thấm thía bởi thế giới ảo kia có thể mang lại cho cô niềm vui, sự chia sẻ… nhưng cũng chỉ trong những mối quan hệ ảo, tắt máy, mất net thì cũng vỡ vụn theo.
Những người trẻ đang “vui sống” trong thế giới ảo hãy tự hỏi rằng: Đã bao lâu không gặp gỡ bạn bè mà chỉ trò chuyện qua tin nhắn? Đã bao lâu không ngồi nói chuyện, tâm sự cùng gia đình? Khi bạn ốm đau có bao nhiêu người sẵn lòng đưa bạn đến bệnh viện, xách đồ đến thăm, tận tình chăm sóc?
Khi bạn gặp khó khăn sẽ có bao nhiêu người sẵn sàng đưa tay ra giúp? Thực sự, sẽ có bao nhiêu bạn bè trên Face sẵn sàng giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần? Chắc chắn nhiều người sẽ giật mình bởi trong vô vàn những bạn bè họ đang có trên thế giới ảo kia, số người có thể làm bạn với họ ngoài đời thực chưa đếm nổi trên vài đầu ngón tay.
Internet và mạng xã hội không xấu, nhưng có điều nếu người trẻ chỉ ngồi trong bóng tối để thể hiện bản thân thì cũng sẽ có ngày họ rơi vào chính khoảng tối của internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét