Mỗi năm hơn một triệu người chết vì các biến chứng của người nhiễm virus viêm gan B ở thể mãn tính. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, Việt Nam được xếp vào danh sách các nước có tỷ lệ người mắc virus viêm gan B cao trên thế giới.
Con đường lây truyền HBV
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan B; siêu vi viêm gan B có trong máu, trong tuyến nước bọt,... Chính vì vậy mà sự lây truyền từ người mang thể virus truyền sang người khỏe mạnh rất dễ dàng. Siêu vi viêm gan B cũng có thể len lỏi vào cơ thể người khỏe mạnh qua những vùng da bị rách, trầy xước để xâm nhập và đi tìm nạn nhân mới, chúng cư trú trong gan của người khỏe mạnh.
Mẹ lây truyền sang con khi sinh nở chứ không phải lây truyền khi mang thai. Vì vậy nếu thời kỳ mang thai người mẹ có mang virus viêm gan B thì khi em bé chào đời sẽ được chỉ định cho bé tiêm huyết thanh kháng bệnh trong 6 giờ sau sinh cho trẻ, việc làm này có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus siêu vi B sang trẻ.
Việc quan hệ tình dục không an toàn là nguy cơ chủ yếu gây nên tình trạnh nhiễm bệnh và là nguyên nhân gây lây lan nhanh nhất.
Tiến trình phát triển của bệnh
Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm gan B giống như hầu hết các chứng bệnh về gan. Người nhiễm HBV có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng cụ thể, những biểu hiện bệnh rất mờ nhạt, đặc biệt là đối với trẻ em. Người bệnh khi hiểu biết không đúng về bệnh thì bị nhiễm virus viêm gan B coi như là mắc chứng bệnh nan y khó chữa dẫn đến tâm lý mặc cảm, tuyệt vọng.
Nhưng trên thực tế có khoảng 90% người nhiễm virus viêm gan B thể cấp tính, với các biểu hiện: Vàng da, chán ăn, mệt mỏi, đau hạ sườn phải. Trường hợp này hệ thống miễn dịch sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên HBV, từ đó loại trừ virus ra khỏi cơ thể và bệnh thường tự khỏi ở tuổi trưởng thành và không bao giờ bị nhiễm virus HBV nữa.
Tuy nhiên, diễn biến ở trẻ bị nhiễm bệnh từ lúc mới sinh ra lại khác hẳn, có khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mãn tính, giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có triệu chứng lâm sàng cuối cùng như xơ gan cổ trướng, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, ung thư gan.
Phương pháp điều trị viêm gan B mãn tính
Để bảo vệ lá gan và gia tăng hiệu quả điều trị cần phải có phương pháp: Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng, người bệnh không nên ăn quá nhiều thực phẩm ăn sẵn, không ăn những thực phẩm cay nóng như ớt, hoa hồi, quế... không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol, thức ăn chứa nhiều đạm như thịt bò, tôm, đồ hải sản...
Trong điều trị viêm gan B tuyệt đối tránh dùng rượu bia, bởi lượng cồn trong rượu gây tổn thương gan trong quá trình chuyển hóa chất cồn sẽ tiết ra chất độc acetaldehyde rất độc hại cho sức khỏe.
Dùng thuốc chiết xuất từ thảo dược theo kinh nghiệm dân gian, mỗi loại thảo dược có những tác dụng chữa bệnh khác nhau, tuy nhiên với những tiến bộ của khoa học hiện nay việc nghiên cứu và bào chế thuốc dưới dạng viên uống vừa tiện cho người sử dụng mà hiệu quả điều trị cao hơn khi dùng thuốc bằng phương pháp sắc nước uống truyền thống, người bệnh tin dùng bởi khả năng chữa lành bệnh là rất cao, giá thành phù hợp với tất cả mọi người, bên cạnh đó dược tính của các loại thuốc này là lành tính không có tác dụng phụ.
Bệnh viêm gan siêu vi B là một chứng bệnh nguy hiểm với sức khỏe của lá gan, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn việc bị mắc chứng bệnh này bằng lối sống lành mạnh, thực hiện đầy đủ các mũi vacxin phòng bệnh cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và được điều trị đúng thuốc.
Theo Sài Gòn giải phóng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét