Hệ xương được coi là “giá đỡ” của cơ thể, có tác dụng bảo vệ các cơ quan, tích trữ canxi, magiê và các loại khoáng chất. Thế nhưng, chỉ vì ăn uống thiếu khoa học; bẻ, vặn khớp ngón tay, khớp cổ, cột sống lưng “vô tội vạ”, không ít người đã phải nhập viện với những tổn thương nghiêm trọng.
Những thói quen … gây hại cho xương khớp
Những thói quen xấu dưới đây không chỉ gây đau lưng, đau mỏi các khớp mà còn làm cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra sớm hơn hoặc trở nên trầm trọng hơn.
Chế độ ăn thiếu khoa học:
Nhiều người lầm tưởng chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Tuy nhiên, ăn uống không hợp lý có thể khiến cơ thể không có đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng xương khớp hoặc gây béo phì khiến các khớp phải vất vả “gánh” trọng lượng của cơ thể, từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Nhiều người lầm tưởng chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Tuy nhiên, ăn uống không hợp lý có thể khiến cơ thể không có đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng xương khớp hoặc gây béo phì khiến các khớp phải vất vả “gánh” trọng lượng của cơ thể, từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Ngoài ra, thói quen sử dụng đồ uống có ga, rượu, cà phê, ăn nhiều đồ ngọt… cũng góp phần làm giảm bớt lượng canxi và ngăn khả năng hấp thụ canxi của xương, gây loãng xương.
Lười vận động: Theo các nghiên cứu khoa học, Việt Nam là một trong 10 nước lười vận động nhất thế giới. Lười vận động không chỉ dẫn tới hàng loạt các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, béo phì…, đặc biệt là các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, đau vai gáy….
Ngồi nhiều: Khi ngồi nhiều, tuần hoàn máu ở chân sẽ bị giảm, cơ hông, cơ mông và khớp gối ngày càng kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy. Vì vậy, những người phải ngồi nhiều thường bị chứng loãng xương và có nguy cơ thoái hóa khớp rất cao.
Những thói quen xấu làm giảm nghiêm trọng “tuổi thọ” của xương khớp |
Tư thế sai: Ngồi gập gối, ngồi vẹo lưng, khiêng vác quá nặng khi làm các công việc tay chân… là những tư thế xấu khiến khớp gối, cột sống, vai gáy… bị ảnh hưởng nặng nề.
Bẻ khớp: Không ít người có thói quen bẻ các khớp ngón tay, ngón chân, khớp cổ hoặc vặn lưng khi mỏi mà không biết rằng, điều này sẽ khiến khớp to lên, xấu về thẩm mỹ. Không những thế, nó còn gây nên các tổn thương cấp tính như bong gân, trật khớp, giãn dây chằng, làm sụn khớp bị bào mòn, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
Bảo vệ xương khớp đúng cách
Theo các chuyên gia y tế, để phòng và cải thiện chứng đau nhức xương khớp, quan trọng nhất là người bệnh bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự ổn định và phát triển của xương khớp.
Theo đó, trước tiên cần cung cấp đủ lượng Protein, Saponozit, Protit và các acid amin thiết yếu. Những khoáng chất này được chứng minh đặc biệt nhiều trong Cao rắn hổ mang – vốn là vị thuốc quý, đầu bảng trong điều trị các bệnh về khớp. Các chuyên gia nhận định: Protein và acid amin trong Cao rắn hổ mang không chỉ bảo vệ, nuôi dưỡng các dây chằng mà còn tăng cường hoạt dịch cho khớp, giúp tái tạo sụn khớp, phục hồi ổ viêm.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung Collagen Type 2 bởi đây là hoạt chất cung cấp thành phần Hyaluronic acid và Chondroitin - là 2 hợp chất tự nhiên có trong hoạt dịch của khớp, đóng vai trò bôi trơn khớp và là thành phần cơ bản giúp hình thành sụn khớp.
Một thành phần nữa không thể thiếu trong điều trị và bảo vệ sụn khớp đó là Glucosamine. Với tác dụng bảo vệ, phục hồi và duy trì sự toàn vẹn của sụn khớp, đồng thời kích thích sự phát triển của các tế bào sụn, Glucosamin khi được kết hợp với Chondroitin có trong Collagen Type 2 sẽ có tác dụng kích thích sự tổng hợp các sụn mới và tăng tính đàn hồi cho sụn, khớp.
Ngoài ra, để tránh cứng khớp, đau khớp và hạn chế tối đa khả năng tái phát bệnh, song song với chương trình luyện tập thể dục, thể thao vừa sức như đi bộ, bợi lội, cầu lông, đạp xe, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn khoa học nhằm cung cấp đủ dưỡng chất để có được một sức khỏe ổn định và dẻo dai.
lươc trich yahoo.net
lươc trich yahoo.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét