Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ đưa đến những tác hại lớn. Khi vào cơ thể, đường tinh chất sẽ gây nên đột biến với lượng đường trong máu và giải phóng insulin từ tuyến tụy. Trừ phi có các hoạt động thể chất để tiêu thụ, nếu không đường sẽ được dự trữ lại trong cơ thể như năng lượng dự phòng.
Điều này tương tự với chất béo. Insulin được biết tới như một chất béo sản sinh và dự trữ hoocmon. Lượng đường vào cơ thể kết quả được dự trữ như chất béo và qua thời gian có thể gây ra béo phì.
Ăn một lượng đường quá lớn tạo ra sức đề kháng insulin cho cơ thể. Các tuyến tụy sinh ra quá nhiều insulin và trở thành hội chứng đề kháng insulin, gây nên bệnh tiểu đường type 2.
Ăn nhiều đường sẽ gây béo phì.
Bệnh tiểu đường type 2 thường chỉ được biết tới ở người lớn, nhưng hiện tại, có rất nhiều thiếu niên và ngay cả trẻ em cũng bị bệnh này.
Khi nói về đường, chúng ta thường nghĩ đến đường bảng trắng có nguồn gốc từ mía hoặc củ cải đường. Nhưng bên cạnh đó, còn có một chất gây tác hại còn lớn hơn: High fructose corn syrup (HFCS), si-rô chiết xuất mức độ cao từ ngô.
HFCS là loại sirô ngọt được chiết xuất từ ngô, được dùng thay thế cho đường vì giá trị kinh tế có lợi hơn và cho thời gian sử dụng lâu hơn. Nó là lựa chọn hàng đầu cho những sản phẩm có nhãn “ít béo”, tạo hương vị cho sản phẩm không có chất béo và cho màu
nâu.
Siro ngọt được sản xuất từ ngô (bắp) còn có hại hơn cả đường.
Đây là lý do mà các sản phẩm nước ngọt có thể tăng kích cỡ dung lượng mà không gây thiệt hại cho nhà sản xuất.
Đường trái cây tự nhiên ít tác động lên cơ thể vì nó được kết hợp với chất xơ và chất xơ tự nhiên để cơ thể bạn không nạp thẳng đường. Những chất đường khác, đặc biệt là HFCS, được hấp thụ nhanh thẳng vào gan, nơi nó kích hoạt sinh lipogenesis (sản xuất ra chất béo như triglyceride và cholesterol).
Nó là nguyên nhân chính gây tổn thương gan, được gọi là “gan nhiễm mỡ”.
Nhưng đường là một gia vị lâu đời khó có thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đây là những cách mà bạn có thể sử dụng để thay thế đường:
1. Tránh chất ngọt hóa học
Chất ngọt hóa học được quảng cáo không chứa calo và đường, nhưng sẽ khiến cơ thể tin rằng nó đang nạp đường. Vì không thực sự có đường, cơ thể sẽ sinh ra chứng thèm đường, khiến bạn liên tục nạp thêm vào các chất ngọt hóa học này.
Nghiên cứu từ Trường Y Washington cho thấy chất ngọt hóa học khiến đường trong máu tăng 20%, tương đương với việc tiêu thụ đường thực sự.
2. Ăn socola đen
Để ngăn chứng thèm ăn đường, hãy dùng socola đen.
Socola đen là giải pháp thay thế khi bạn thèm đường.
Socola đen chứa 70-90% cacao rắn, giúp kiểm soát và làm hạ lượng đường trong máu. Socola đen cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenyls giúp kiểm soát đường. Ngoài ra, nó còn có vị ngon dành cho người thích ăn ngọt.
Socola đen còn chừa chất béo lành mạnh dưới dạng triglycerides chuỗi trung bình giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp.
3. Ăn protein chung với đường
Nếu bạn muốn ăn món có đường, hoặc bạn bị hạ đường huyết cần phải ăn đường, hãy ăn protein và chất béo trước khi ăn đường để làm chậm sản sinh đường trong máu.
Khi bạn ăn thực phẩm hầu hết là đường, nó có thể làm tăng đường huyết. Hãy ăn các loại hạt như hạnh nhân hay quả óc chó để kiểm soát lượng đường tốt hơn.
Nói tóm lại, rất khó để loại bỏ hoàn toàn đường khỏi thực đơn hay thậm chí là tránh dùng nó. Ngay cả trong những thực phẩm mà bạn nghĩ không có đường như bánh mì, thuốc ho, sushi, sữa đậu nành… cũng chứa lượng đường nhất định. Nếu bạn đã có những vấn đề về đường, tốt nhất nên tránh hoàn toàn thực phẩm làm sẵn hay thực phẩm đóng gói.
Theo Pháp luật TP.HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét