Có những thói quen đơn giản mà ai cũng có thể học theo để giúp chúng ta kiểm soát thời gian một cách hợp lý.
1. Thức dậy đúng giờ
Trang RealSimple.com tiết lộ, thức dậy mỗi sáng là việc đầu tiên trong ngày có thể làm lãng phí quỹ thời gian của mỗi người. Bất kể bạn cố tình ngủ nướng thêm một lúc hay chẳng may lỡ tay tắt nhầm chuông báo thức để rồi thức dậy trễ mất 30 phút, rời khỏi giường ngủ đúng lúc vào mỗi sáng luôn là một việc khó làm.
Diane Gottsman, một chuyên gia tổ chức đưa ra phương án vô cùng đơn giản là đặt chuông báo thức ra xa khỏi tầm tay bạn. Bằng cách này, nếu muốn tắt chuông báo thức thì bạn sẽ buộc phải thực sự rời khỏi giường và sẽ không trở lại.
2. Chuẩn bị bữa sáng khi nấu bữa tối
Ai cũng vội vàng vào mỗi sáng bởi đây là thời điểm bận rộn nhất trong ngày. Những người đúng giờ thường luôn có kế hoạch cho buổi sáng của bản thân ngay từ tối hôm trước. Giày và chìa khoá của họ sẽ được đặt ngay ngắn gần cửa ra vào. Bữa trưa cho ngày hôm sau được gói cẩn thận và cà phê thì chỉ cần bấm nút là sẽ sẵn sàng.
Một vài người thậm chí còn chuẩn bị trước quần áo cho ngày hôm sau. Việc chuẩn bị cẩn thận sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đồng thời giúp chúng ta ra khỏi nhà đúng giờ.
Nếu trả lời được câu “Mất bao lâu để làm việc này?", việc quản lý thời gian sẽ trở nên đơn giản.
3. Hoàn thành công việc đúng lúc
Thông thường, những người không biết kiểm soát thời gian thường đặt mình vào trạng thái “việc này chưa xong việc khá đã tới”. Ngược lại, những người sử dụng thời gian hợp lý luôn lên kế hoạch trước cho những việc sẽ làm và nắm rõ họ sẽ giành bao nhiêu thời gian cho từng việc.
Nếu trả lời được câu hỏi “Mất bao lâu để làm việc này?” ngay từ đầu, bạn sẽ thấy việc quản lý thời gian thật đơn giản.
4. Tạo cho bản thân những thói quen
Nếu bạn luôn phải quay trở vào nhà vì lỡ quên sạc điện thoại, hãy sắm cho mình thêm một chiếc tại cơ quan. Hoặc nếu bạn luôn phải khổ sở đi tìm xem chiếc kính râm của mình ở đâu, hãy tạo cho mình thói quen đặt nó gần cửa ra vào. Người đúng giờ biết mình cần làm gì để đảm bảo luôn chuẩn về thời gian.
5. Tận dụng được thời gian trống
Phần nào tâm lý của những người hay đến trễ có thế được giải thích bởi việc họ có nỗi sợ về việc phải đợi chờ hoặc không có việc gì để làm. Những người này luôn có tâm lý “hiếu động” và những việc kiểu như ngồi chờ khám bệnh khiến họ cảm thấy không yên.
Julie Morgenstern, tác giả cuốn sách "Time Management from the Inside Out" (Tất cả những điều cần biết về quản lý thời gian) khuyến khích sử dụng những quãng thời gian như vậy để làm những công việc đơn giản như gửi thư điện tử hay đọc sách. Bằng cách luôn có việc để làm, chúng ta sẽ luôn cảm thấy mình đạt được một điều gì đó.
6. Không ôm đồm
Sẽ rất hiếm khi bạn nghe được từ những người biết quản lý thời gian những câu đại loại như “thêm một chút nữa” hay cái gì đó tương tự. Ôm đồm sẽ dẫn khiến ta đi chệch khỏi quỹ đạo làm việc.
Ôm đồm sẽ dẫn khiến ta đi chệch khỏi quỹ đạo làm việc
Nếu để ý lịch làm việc của những người kiểm soát tốt thời gian, bạn sẽ dễ dàng nhận ra họ luôn để dư ra một chút thời gian giữa các buổi họp hay làm việc. Khoảng thời gian này tương đối quan trọng bởi chẳng ai biết được rằng liệu có việc đột xuất nào sẽ diễn ra hay không.
8. Thành thục kỹ năng tính toán
Người kiểm soát tốt thời gian CHẮC CHẮN luôn là người có khả năng lên kế hoạch tốt. Họ sắp xếp mọi việc trong ngày chính xác đến từng phút - thậm chí cả thời gian cho việc sử dụng thang máy, đi lại…, nghĩa là họ hiếm khi bị chậm nhịp.
Nếu bạn chưa thể đạt tới độ chính xác kể trên, hãy thử sắp xếp những việc sẽ làm một cách chặt chẽ trong 3 ngày liên tiếp. Theo dõi xem bạn mất bao lâu để chuẩn bị cho ngày làm việc mỗi sáng, rồi bao lâu để đi từ nhà tới công sở, tính cả thời gian bạn dừng lại để mua cafe hay đồ ăn sáng. Dần dần, bạn sẽ kiểm soát thời gian của mình một cách hoàn hảo.
9. Biết rõ thời điểm làm việc hiệu quả nhất trong ngày của bản thân
“Những người giỏi việc sắp xếp thời gian biết cách phân bố sức lực cho từng thời điểm trong ngày”, Morgenstern nhấn mạnh. Những người này nắm rõ thời điểm tốt nhất trong ngày cho từng việc một.
Nếu bạn cảm thấy đầu óc mình minh mẫn nhất vào buổi sáng, hãy giành nó cho những công việc khó nhằn nhất. Bằng cách bố trí lịch làm việc để đạt hiệu suất tối đa, bạn sẽ không bị xuống sức hay tốn thời gian cho những việc không thực sự phù hợp.
Theo Zing
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét