Vì sao phụ nữ luôn thấy mình khổ hơn đàn ông?
Những người phụ nữ thường “được” xã hội coi là phận “chân yếu tay mềm”. Chính họ cũng tự nghĩ mình là “phái yếu”. Mà lẽ thường, ai ở thế “yếu” thường luôn phải nhún nhường trước kẻ “mạnh”. Chỉ thấy phụ nữ kêu khổ, còn đàn ông, có mấy người?
Từ bao giờ và từ đâu mà người ta luôn mặc định sự mong manh, yếu đuối là dành cho phái nữ.
Phụ nữ mong manh, đàn ông mạnh mẽ
Từ
bao giờ và từ đâu mà người ta luôn mặc định sự mong manh, yếu đuối là
dành cho phái nữ. Còn những người đàn ông tự cho mình cái quyền được che
chở, bảo vệ cho người phụ nữ của đời mình.
Đã là che chở, bảo vệ, đương nhiên lúc nào người phụ nữ cũng thấy mình thật nhỏ bé, còn người đàn ông của họ thật vĩ đại làm sao. Nhưng đôi khi, sự bảo vệ ấy biến thành những bức tường vô hình ngăn cản người phụ nữ làm những việc trong khả năng của họ nhưng lại ngoài tầm bảo vệ của người đàn ông.
Đã là che chở, bảo vệ, đương nhiên lúc nào người phụ nữ cũng thấy mình thật nhỏ bé, còn người đàn ông của họ thật vĩ đại làm sao. Nhưng đôi khi, sự bảo vệ ấy biến thành những bức tường vô hình ngăn cản người phụ nữ làm những việc trong khả năng của họ nhưng lại ngoài tầm bảo vệ của người đàn ông.
Một
sự mất cân bằng lớn thể hiện ngay từ sự phân công lao động trong xã
hội: phụ nữ làm việc nhẹ nhàng, đàn ông làm việc nặng nhọc; phụ nữ làm
nhân viên, đàn ông làm sếp…khiến nhiều người đàn ông nhầm tưởng rằng làm
phụ nữ thật sướng. Nhiều người còn mạnh miệng tuyên bố “ Em quản chuyện
bếp núc đi, thế giới để anh lo”. Và họ cứ ngạc nhiên, vì sao những
người phụ nữ luôn thường xuyên kêu mình quá khổ?
Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm gia đình?
Phụ
nữ luôn luôn thấy mình thiếu thời gian. Đặc biệt là những người phụ nữ
đã có gia đình. Bạn hiếm khi có thể bắt gặp những người phụ nữ đang có
con nhỏ la cà quá xá sau giờ tan sở. Bạn cũng sẽ ít thấy họ đi mua sắm
một mình vào ngày nghỉ. Và ở những nơi như bệnh viện, các lớp học kỹ
năng cho trẻ…sẽ phần nhiều là những người mẹ chăm sóc và chờ đợi con
mình.
Trong khi những người chồng, người cha của gia đình mặc định phần
việc chăm sóc con cái là phần dành cho “người dịu dàng” thì chính họ, và
đôi khi, chính người phụ nữ cũng quên mất rằng, phụ nữ hiện nay cũng
đang chung vai với người đàn ông trong vấn đề tạo ra thu nhập.
Tiền và sự quan tâm, bao nhiêu là đủ?
Theo
một nghiên cứu, phần lớn đàn ông Việt Nam thường ít thể hiện sự quan
tâm dành cho người vợ của mình thông qua hành động và ngôn ngữ. Họ đơn
giản chỉ nghĩ rằng việc chính của họ là kiếm tiền và cuối tháng đưa hết
lương cho vợ, như vậy là “quá đạt chuẩn”. Đây là một trong những nguyên
nhân mà phụ nữ, dù có chồng kiếm được nhiều hay ít tiền đều thường xuyên
“kêu khổ”.
Trong khi đó, nếu như chia sẻ những
điều này với chồng, họ sẽ nhận được lời trách móc rằng sao lại đòi hỏi
nhiều như thế? Giới hạn của sự “đòi hỏi” và nhu cầu chính đáng đôi khi
mỏng manh đến mức nhiều người chấp nhận sự đồng nhất của nó, và họ chung
sống với sự bất mãn trong suốt cuộc đời.
Nhận hi sinh về mình?
Dù
có bao nhiêu cuộc vận động kêu gọi bình đẳng giới, chống bạo hành tinh
thần và bạo hành thân thể trong các gia đình Việt Nam thì có một điều
chắc chắn, trong tận cùng suy nghĩ của những người phụ nữ, họ luôn luôn
nhận sự hi sinh về phía mình.
Họ chấp nhận để cho
người đàn ông điều khiển gia đình và điều khiển cuộc đời họ một cách dễ
dàng. Họ nhìn nhận thấy sự bất công nhưng thay vì hành động để mọi
chuyện trở nên tốt hơn, họ đơn giản chỉ tiếp tục kêu khổ. Rõ ràng, phụ
nữ khổ vì chính họ chấp nhận điều đó. Có lẽ đến khi nào, phụ nữ “trả lại
quyền được rửa bát cho đàn ông” như đạo diễn Lê Hoàng đã nói, thì họ sẽ
không còn kêu khổ.
Theo Depplus.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét