Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

6nguyên tắc tiêu tiền của người siêu giàu

Thu nhập khủng không phải là cách duy nhất để trở nên giàu có. Sống tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, đầu tư khôn ngoan là con đường đi đến giàu có thật sự của các tỷ phú, những người siêu giàu trên thế giới. 

tiêu tiền, tài chính cá nhân
 
Hãy tham khảo 6 nguyên tắc chi tiêu, đầu tư dưới đây:

1. Cứng rắn và nhất quán

Nguyên tắc đầu tiên trong chi tiêu cũng như trong đầu tư là bạn phải nhất quán và có kỷ luật. Khi lên danh mục vốn đầu tư, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, cổ phần trong quỹ đầu tư hoặc những khoản tiền gửi ngân hàng, bạn cần giữ vững tỷ lệ tương quan giữa chúng. Không vì bất cứ một sự dao động ngắn hạn nào của thị trường, sự xuất hiện của một ý tưởng đầu tư mới hay những cổ phiếu mới xuất hiện mà bạn lại thay đổi phương pháp đã được xác lập.

Ngoài ra, bạn cần định kỳ đổ thêm tiền vào danh mục đầu tư của bạn. Điều này có thể không dễ dàng, nhất là khi thị trường tại thời điểm đó không tăng trưởng, bạn không nhìn thấy vốn đầu tư tăng lên và không nhận được sự thỏa mãn tức thời.

2. Đừng tiêu tiền thiếu suy nghĩ

Hạnh phúc không thể mua được bằng tiền, nhưng nhiều người cứ “cố đấm ăn xôi” cuối cùng trở thành “tù chung thân” của những món nợ. Ham muốn có được những đồ vật mà mình thích nhưng không thực sự cần thiết là một thói quen có hại cho túi tiền của bạn. Vậy bài học ở đây là gì? Nếu bạn muốn tìm kiếm hạnh phúc, thì chắc chắn không thể tìm thấy trong các trung tâm thương mại.

3. Chi tiêu trong khả năng

Nhiều người tự nhận thấy rằng mình tiêu nhiều hơn tiết kiệm được và dẫn đến việc nợ nần chồng chất. Đây là một chuỗi các hệ quả thường thấy. Bạn cần có kế hoạch và kỷ luật để có thể tránh những hậu quả như trên.

Bước đầu tiên là thiết lập ngân sách. Bạn có thể cảm thấy việc này khá phiền phức, tuy nhiên, lập ngân sách đơn giản chỉ là kiếm soát thu nhập và chi tiêu nhằm định hướng xem bạn kiếm được bao nhiêu tiền và sẽ tiêu tiền vào những mục nào cho hợp lý. Một khi bạn đã nắm rõ được ngân sách của mình, bước tiếp theo là xác định những mục chi tiêu nào có thể cắt giảm hoặc kiếm thêm tiền để có thể đạt được mục tiêu tài chính.

4. Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Khi nói về sự cần thiết phải đa dạng hóa danh mục đầu tư, các chuyên gia tài chính thường dựa trên luận điểm rằng đây là phương pháp cần thiết để giảm sự mạo hiểm: nếu một hướng đầu tư nào đó của bạn đang trong chiều hướng lỗ thì có thể hướng khác vẫn đem lại lợi nhuận cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng khi xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính lớn thì sự đa dạng cũng không có ý nghĩa nhiều lắm. 

Hoặc trong những thị trường khác nhau thì độ dao động và mức độ thu nhập trong năm cũng khác nhau, ví dụ thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng chậm hơn thị trường ở những nước phát triển nhưng độ dao động của nó cũng thấp hơn hẳn. Trái phiếu không bao giờ giảm giá nhanh chóng như cổ phiếu.

5. Đừng bao giờ quên gia đình

Nếu như con cái hoặc bố mẹ bạn đang gặp khó khăn về tài chính, thì hiển nhiên bạn phải giúp đỡ họ và ngược lại. Bạn không bao giờ được quên điều này. Con cái không những là người thừa kế tài sản sau khi bạn mất đi mà còn thừa kế cả những thói quen về tài chính của bạn. Hãy dạy chúng những quan niệm đúng đắn về tiền bạc. Khi sử dụng tiền, bạn đừng bao giờ quên những hậu quả mà nó có thể gây ra cho gia đình mình.

6. Đừng quên lạm phát

Ngay cả khi mọi việc xung quanh vẫn đang diễn ra tốt đẹp, tiền tiết kiệm và các khoản đầu tư của bạn vẫn đang sinh sôi nảy nở thì bạn vẫn đang mất đi một số tiền nhất định hàng năm vì lạm phát. Chính vì vậy, bạn không nên quá chú ý tới con số lãi trên giấy tờ mà nên đánh giá nó trong sự tương đối – tức là % tăng thu nhập của bạn không được phép thấp hơn % lạm phát.
 

Trích “Để trở thành tỷ phú trước tuổi 30

Không có nhận xét nào: