Mỗi dịp mùng 8/3 hay Valentine tới, các cặp tình nhân đều tìm kiếm
những món quà ý nghĩa, độc đáo để tặng cho một nửa yêu thương của mình.
Vài năm trở lại đây, hoa hồng dát vàng đang trở thành một trong những món đồ "gây sốt" cả thị trường quà tặng.
Vậy liệu rằng những bông hoa được mạ vàng là có thật, hãy cùng giải mã điều này qua bài viết dưới đây.
Từ quy trình sản xuất…
Hoa
hồng dát vàng được làm ra theo quy trình mạ những đồ trang sức thông
thường. Về cơ bản, để dát dược một bông hồng vàng hoàn chỉnh, thợ kim
hoàn có kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ mất từ 4-8 giờ đồng hồ làm việc
liên tục.
Nguyên
liệu đầu vào của quy trình này gồm có bông hoa hồng được làm từ đồng
hay bạc trắng và vàng 24K để mạ. Hoa hồng này sẽ được đánh bóng, tẩy dầu
mỡ và xử lý bề mặt, cho vào dung dịch điện phân và đóng vai trò là cực
âm (cathode).
Trong
khi đó, kim loại mạ ở đây là vàng 24K cũng được cho vào với tư cách là
cực dương (anode). Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn nối hai điện cực,
các ion vàng ở cực dương sẽ di chuyển sang cực âm là bông hồng cần mạ,
bám vào bề mặt. Kết thúc quá trình mạ điện ta sẽ thu được một bông hồng
dát vàng hoàn chỉnh.
… sự đa dạng trong các chủng loại...
Không
chỉ dừng lại đơn thuần ở hoa hồng kim loại dát vàng, nhiều người còn
đầu tư, chế tạo ra những bông hồng hay hoa lan thật dát vàng.
Theo
đó, hoa hồng, hoa lan thật được đem về, sấy khô, tẩm ướp để giữ được
màu sắc trung thực nhất. Sau đó, hoa được phủ một lớp nhựa bảo quản lên
phía trên và viền vàng 24K xung quanh. Việc làm này sẽ vừa giữ được màu
sắc hoa thật, vừa tăng độ lấp lánh, sang trọng của bông hoa.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn dùng rhodium để mạ. Một điều thú vị mà ít ai biết đó chính là sự đặc biệt của rhodium.
Đây
là kim loại cực quý, không thua kém vàng là bao và thường được mạ lên
vàng trắng để tăng độ bóng, sáng. Trong tiếng Hy Lạp cổ, tên của nguyên
tố này là rhodon, nghĩa là… hoa hồng.
… tới câu chuyện về “hàng giả” và cách thức phát hiện
Cơn
sốt hoa hồng dát vàng bên cạnh những khía cạnh tích cực cũng đem lại
nhiều mặt tiêu cực về độ thật - giả của món hàng. Điển hình là hiện
tượng nhiều cơ sở sản xuất nhập khẩu những bông hoa hồng dát vàng giả và
bán với giá vài trăm ngàn đồng một bông.
Theo
giám đốc một công ty trang sức có tiếng, một bông hồng dát vàng giá làm
ra đã hơn 2 triệu đồng, do đó cái giá vài trăm cho sản phẩm hoàn thiện
chỉ có thể là hàng giả mà thôi.
Công
nghệ làm giả bị nghi ngờ là dùng kỹ thuật sơn nano vàng để tạo ra màu
sắc y như kim loại vàng thật. Nếu không phải người trong nghề thì hầu
như không ai có thể phân biệt được các sản phẩm giả mạo này.
Tuy nhiên, nếu muốn nhận biết đâu là hoa hồng dát vàng giả, bạn có thể tiến hành thí nghiệm hóa học sau:
Đầu
tiên lấy một phần hoa hồng rửa sạch và cho vào ống nghiệm có chứa nước
cất. Thêm vào ống dung dịch axit nitric (HNO3) và đun nóng để loại bỏ
các kim loại lẫn trong đó.
Rửa
sạch lại phần hoa dát vàng chưa bị tan chảy và hòa vào dung dịch nước
cường thủy (hỗn hợp axit clohidric HCl và axit nitric HNO3 với tỉ lệ
3:1) - loại nước có thể hòa tan vàng.
Đun
nóng dung dịch cho tới khi axit bay hơi hết thì sử dụng tới 2 tờ giấy
lọc tẩm dung dịch thử vàng tirava. Nhỏ dung dịch có chứa hoa hồng dát
vàng tan chảy vào một tờ giấy lọc. Tiếp đến, nhỏ dung dịch vàng thật vào
một tờ giấy khác và so sánh. Tờ giấy lọc có chứa vàng thật sẽ tạo ra
kết tủa nâu nhạt trong khi nếu là vàng giả thì không có hiện tượng trên
xảy ra.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Mavang, Wikipedia...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét