Trong một bản thống kê của Mỹ, chỉ có khoảng 10% người được
đánh giá là người hạnh phúc. Những người này cũng giống nhiều người
khác, họ không thật đặc biệt. Nhưng họ lại có những bí mật để sở hữu một
cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ.
Hãy tìm hiểu về những bí mật ấy và chúng ta có thể học tập được gì để góp phần làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn…
1. Sức mạnh của những mối quan hệ
Điều gì hiện ra khi bạn quan sát cuộc sống của những người hạnh
phúc, đó là tiền bạc, danh vọng, trí tuệ…? Qua phân tích, các nhà khoa
học đã chỉ ra, lời giải cho câu hỏi đó chính là sức mạnh của những mối
quan hệ.
Nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên 1.600 sinh viên của ĐH
Harvard đã chỉ ra điều đó. Sự hỗ trợ xã hội – sức mạnh của các mối quan
hệ là một yếu tố dự báo hạnh phúc chính xác hơn bất kỳ yếu tố nào khác
như điểm số, thu nhập gia đình, giới tính, tuổi tác hay chủng tộc.
Con số tương quan giữa hạnh phúc và sự hỗ trợ từ xã hội là 0,7. Con
số này cho biết, có sự hỗ trợ xã hội càng nhiều, bạn càng hạnh phúc
hơn.
Chưa hết, theo các nghiên cứu Grant (nghiên cứu trong suốt cuộc
đời), các chuyên gia phát hiện ra rằng “khả năng yêu và được yêu là yếu
tố duy nhất tạo nên sự hạnh phúc cho con người ở tuổi 80”. Vì vậy, ngay
từ ngày hôm nay, hãy đầu tư vào các mối quan hệ bạn bè xung quanh, chắc
chắn bạn sẽ thu được “quả ngọt” từ chúng.
2. Làm việc bận rộn
Ngay lúc này, chắc hẳn sẽ có nhiều người đang mệt mỏi và muốn nghỉ
ngơi. Điều đó đúng, nhưng có một thực tế cần biết rằng nghỉ ngơi quá
nhiều sẽ trở thành một gánh nặng khiến cuộc sống bớt hạnh phúc hơn.
Các nghiên cứu tâm lý học ở người đều đưa ra cùng một kết luận: giữ cho
bản thân bận rộn ở mức vừa phải chính là cánh cửa bí mật mở ra cuộc sống
hạnh phúc.
.
Để sở hữu được “bí kíp hạnh phúc” này, các chuyên gia khuyên chúng
ta nên tích cực phát huy sở trường, thế mạnh của mình hàng ngày. Một
cuộc điều tra trên 577 tình nguyện viên với yêu cầu thực hiện những sở
trường của mình mỗi ngày suốt một tuần đã chứng minh kết quả trên.
Bận rộn làm những việc yêu thích giống như một cách xả stress hiệu quả.
Theo đó, tất cả các tình nguyện viên đều cảm thấy hạnh phúc hơn
đáng kể, những dấu hiệu của trầm cảm suy giảm và cảm giác này kéo dài
tới hơn một tháng sau đó.
3. “Không làm việc mình không thích!”
Chuyên gia Karl Pillemer thuộc ĐH Cornell (Mỹ) đã thực hiện một
cuộc phỏng vấn về hạnh phúc với gần 1.500 người trên 70 tuổi. Kết quả là
phần đông trong số họ đều đưa ra một nhận định: “Muốn hạnh phúc, đừng
làm những việc mình không thích!”.
Trong cuốn “30 Lessons for Living: Tried and True Advice from the
Wisest Americans”, các nhà khoa học thêm một lần nữa khẳng định tính
đúng đắn của lời khuyên nói trên. Họ kết luận rằng, việc lãng phí thời
gian vào những công việc bản thân không thích là nguyên nhân gây nên sự
hối tiếc, bất hạnh cho mỗi người, và chỉ khi về già, con người mới nhận
thức được sự thật ấy.
Làm những việc mình ghét là khởi nguồn của sự hối tiếc, ân hận sau này.
Nó chẳng khác nào ép “hạnh phúc bản thân” phải tự sát.
Đó là lý do vì sao nhiều người trẻ tuổi
vẫn chấp nhận làm những công việc bản thân không thích hàng ngày, hàng
giờ song không nhận ra được sự bất hạnh của bản thân.
4. Hạnh phúc không có nghĩa là có tất cả
Hạnh phúc là một cụm từ mơ hồ, vẫn có thể
nhận thức được song không phải ai cũng hiểu đúng về nó. Tiền bạc, danh
vọng, trí tuệ… không phải cứ có tất cả là có hạnh phúc.
Theo các nhà khoa học, hạnh phúc đơn giản
chỉ là việc bạn có được những thứ bạn muốn và cần, dù bằng cách sử dụng
tiền bạc hay được người khác cho.
Tiền bạc…
Trí tuệ….
… không đồng nghĩa với hạnh phúc.
Mặt khác, hạnh phúc không hoàn toàn đồng
nghĩa với cái được gọi là “cuộc sống có ý nghĩa”. Người ta phát hiện
rằng, những người thường “nhận” từ người khác sẽ hạnh phúc, trong khi
những người “cho” đi lại có xu hướng sở hữu “cuộc sống có ý nghĩa”. Cả
hai thứ đều quan trọng đối với con người và chúng ta cần cân bằng chúng.
Không chỉ lúc nào cũng hướng tới hạnh phúc, con người cần biết sống một
cuộc đời có ý nghĩa.
Lý do là bởi “cuộc sống có ý nghĩa” giúp
chúng ta khỏe mạnh và sống lâu hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật
thuộc trường ĐH Tohoku trong 7 năm trên 43.000 người trưởng thành
(40-79 tuổi) đã chứng minh điều ấy. Cụ thể, những người có Ikigai (cuộc
sống có ý nghĩa trong tiếng Nhật) sẽ sống lâu hơn những người khác
khoảng 7 năm.
5. Biết cho đi vừa phải
Ai cũng biết làm tình nguyện, giúp đỡ
những người xung quanh sẽ khiến cho bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn.
Nhưng không phải ai cũng biết “liều lượng” làm tình nguyện như thế nào
để hạnh phúc nhất.
Con số được các nhà khoa học đưa ra là 100
giờ/năm, tương đương 2 giờ/tuần. Làm tình nguyện, giúp đỡ quá nhiều sẽ
gây phản tác dụng, khiến con người trở nên lo lắng và căng thẳng hơn.
Từ thập niên 1960, thống kê trên 2.000
người Úc đã chứng minh rằng, người làm tình nguyện trong khoảng 100 –
800 giờ/năm sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn những người tình nguyện quá ít
hoặc quá nhiều con số nói trên.
Theo:kenh14.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét