Vai trò của tuyến thượng thận
Tuyến
thượng thận nằm phía trên của hai quả thận, tiết ra những hormone cân
bằng cơ thể, ví như những hormone chống lại stress, điều tiết huyết
áp... Tuyến thượng thận tiết ra adrenalin và cortisol, hai hormone đóng
vai trò quan trọng trong làm giảm stress của con người. Nếu như
adrenalin hoạt động tương đối ngắn thì cortisol đóng vai trò kiểm soát
stress lâu dài. Ban đầu, tuyến thượng thận tiết ra adrenalin làm giảm
căng thẳng ngay tức thời, làm tăng nhịp tim và huyết áp. Sau đó, tuyến
thượng thận tiết ra khá nhiều cortisol để kiểm soát stress lâu dài.
Giống như adrenalin, cortisol có xu hương tăng lượng đường, một phần
thông qua khả năng điều khiển quá trình chuyển các nhiên liệu không có
đường như acid amin (nguyên liệu chính tạo protein) thành glucose.
Hormone này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều khiển hoạt
động của hệ miễn dịch...
Tuyến
thượng thận cũng tiết ra hormone DHEA (dihydroepiandrosterone) và
aldosterone. DHEA có vai trò trong điều tiết cơ thể như góp phần tăng
cường và sửa chữa các phân tử protein trong mô tế bào, đặc biệt là trong
cơ. Hormone này tham gia vào quá trình hàn gắn các mô tế bào sau khi
chúng bị chấn thương hoặc viêm nhiễm. Thêm vào đó DHEA còn có thể được
chuyển hoá thành các hormone khác như testoterone và oestrogen. Còn
aldosterone là hormone tham gia điều khiển các chất khoáng trong cơ thể.
Nó góp phần bảo vệ lượng sodium trong cơ thể và kích thích suy giảm
potassium, những hoạt động giúp duy trì lượng chất lỏng và huyết áp.
Suy giảm tuyến thượng thận
Trong
một vài trường hợp, tuyến thượng thận suy giảm, kéo theo những tác động
đến sức khoẻ. Những người bị suy giảm tuyến thượng thận thường cảm thấy
mệt mỏi, stress, huyết áp thấp, thèm muối... Những người bị suy yếu
tuyến thượng thận thường không cảm thấy sung sức nhưng đa phần họ không
nhận thấy và vẫn cố sức làm việc. Do đó, càng ngày, họ càng mệt mỏi hơn,
cả vào buổi sáng sớm dù đã có giấc ngủ ngon đêm hôm trước. Họ có xu
hướng dễ bị những căng thẳng hơn những người khác. Tập thể dục càng làm
nổi rõ hiện tượng này. Những người có thận tốt thường cảm thấy phấn
chấn, đầy sinh khí sau khi tập thể dục. Trong khi những người suy tuyến
thượng thận sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và thể chất ngày càng suy yếu
hơn.
Ngoài
ra, người bị suy tuyến thượng thận thường bị mắc chứng huyết áp thấp.
Huyết áp có xu hướng tụt xuống, khi đổi từ tư thế nằm hoặc ngồi sang
đứng. Người bệnh có thể thường xuyên bị chóng mặt lúc đứng lên. Giả
thuyết cho rằng, hiện tượng chóng mặt này là do tuyến thượng thận không
tiết đủ hormone aldosterone cần thiết, dẫn tới nhiều sodium gây ra triệu
chứng huyết áp thấp. Người suy tuyến thượng thận còn có cảm giác thèm
đồ ăn mặn.
Nguyên nhân chính là do thiếu hormone aldosterone và các
hormone khác. Bên cạnh đó, người suy tuyến thượng thận cần ăn uống thật
đều để tránh mệt mỏi, đuối sức và đau đầu nhẹ. Nếu cơ thể không được
cung cấp đủ năng lượng thì nó sẽ tạo ra đường bằng cách lấy nhiên liệu
dự trữ trong cơ thể là glycogen trong gan. Nhưng nếu tuyến thượng thận
không hoạt động hiệu quả thì có thể không có đủ hormone để huy động đủ
lượng đường thích hợp cho cơ thể.
Nguyên nhân suy giảm
Theo
chuyên gia y học thường thức người Anh John Briffa, nguyên nhân lớn
nhất gây suy giảm tuyến thượng thận là nhịp sống sôi động và những khó
khăn của cuộc sống hiện đại. Theo bác sĩ Briffa, những người quá năng
động, quá tích cực, có nhiều sự ganh đua là những người có khả năng mắc
bệnh cao hơn.
Theo
bác sĩ John Briffa, có hai nhóm nguyên nhân gây suy giảm tuyến thượng
thận. Nguyên nhân tại tuyến thượng thận là do phần vỏ thượng thận bị phá
huỷ nên không thể sản xuất đủ hormone theo nhu cầu của cơ thể. Nguyên
nhân phổ biến nhất là bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch coi
tuyến thượng thận là một vật ngoại lai nên đã tấn công phá huỷ tuyến nội
tiết này. Các nguyên nhân khác có thể là lao hoặc viêm tuyến thượng
thận do vi khuẩn, di căn ung thư tới thượng thận, chảy máu tuyến thượng
thận...
Nguyên
nhân suy thượng thận thứ phát là do tuyến yên bị tổn thương nên việc
sản xuất hormone ACTH (adrenocoticotropic) bị giảm, hậu quả là hoạt động
của tuyến thượng thận cũng bị giảm mặc dù nó không hề bị tổn thương.
ACTH do tuyến yên tiết ra để điều khiển tuyến thượng thận tiết ra các
hormone chống stress khi ta căng thẳng. Khi hết căng thẳng, lượng ACTH
giảm và quá trình sản xuất hormone chống stress ở tuyến thượng thận cũng
giảm.
Ngoài
ra, suy thượng thận thứ phát còn do uống thuốc điều trị các bệnh mãn
tính như thấp khớp, hen, lupus... sẽ ức chế các hoạt động của tuyến
thượng thận và khi ngừng uống thuốc này thì tuyến thượng thận mất khả
năng phục hồi về hoạt động bình thường. Nguyên nhân này khá phổ biến ở
Việt Nam, gặp nhiều ở các bệnh nhân nữ lớn tuổi, sống tại các vùng nông
thôn, bị đau khớp đã tự mua thuốc prednisolon uống kéo dài.
Phục hồi tuyến thượng thận
Theo
bác sĩ John Briffa, việc phục hồi tốt tuyến thượng thận không thể làm
trong một thời gian ngắn và cũng không phải việc dễ dàng. Có nhiều dưỡng
chất và thảo dược có thể giúp hỗ trợ chức năng thượng thận và phục hồi
hiệu quả cho cơ quan này. Các chất được sử dụng rộng rãi nhất là vitamin
C, B5, sâm củ, cam thảo...
Người
ta cho rằng vitamin C và B5 đóng vai trò quan trọng đối với chức năng
thượng thận. Trong cơ thể, thượng thận là bộ phận có nhiều vitamin C
nhất. Cơ thể cần các chất này để bổ sung khả năng hoạt động đầy đủ cho
tuyến thượng thận. Đó là lý do mà các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bổ
sung vitamin C và B5 khi có nghi ngờ suy giảm tuyến thượng thận. Liều
dùng hợp lý là 1g/ngày/2 lần với vitamin C và 500mg/ngày/2 lần với
vitamin B5.
Sâm
Siberi là loại sâm được đánh giá cao nhất trong điều trị suy giảm tuyến
thượng thận. Sâm củ có khả năng bảo vệ tuyến thượng thận và tăng cường
khả năng chống stress lâu dài. Ở động vật, loại sâm này được chứng minh
có thể chống lại tác động tiêu cực của stress, phẫu thuật, mất máu và
nhiễm trùng. Liều dùng hợp lý là 2-8ml chất lỏng chiết xuất mỗi ngày.
Cam
thảo cũng là loại thảo dược tốt cho tuyến thượng thận. Cam thảo có chứa
hợp chất glycyrrhizin. Chất này sau khi vào có tểh sẽ tự chuyến hoá
thành acid glucyrrhetinic, có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm tốc độ phá
huỷ cortiso. Do vậy, cam thảo tăng cường hiệu quả của cortisol và giúp
giảm áp lực cho tuyến thượng thận. Liều dùng là 5-6g rễ được chia thành
2-3 lần/ngày.
Ngoài
ra, người bị suy giảm tuyến thượng thận còn được uống bổ sung cortisol,
AHEA...để cung cấp thêm hormone cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, các
loại hormone bổ sung này cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét