Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Bí quyết giúp bạn mở ra"cánh cửa" hạnh phúc trong công việc


Những tuyệt chiêu dưới đây sẽ giúp bạn luôn thoải mái khi làm việc ngay cả những công việc bạn không yêu thích.

1. Nhìn vào những điểm tích cực
 
Không phải mọi thứ ở nơi làm việc đều khiến bạn khiến bạn chán nản. Công việc của bạn có thể nhàm chán nhưng bạn có mức thu nhập tốt và sếp hài lòng với bạn. Hãy luôn lạc quan nhìn vào những điểm tích cực, bạn sẽ cảm thấy vui hơn trong công việc.
 

2. Chấm dứt bị làm phiền
 
Một trong những lý do khiến bạn không thích công việc hiện tại, đó là bạn đang cố gắng để làm hài lòng quá nhiều người và bạn sẽ cảm thấy thất vọng khi mọi thứ không được như ý. Vì vậy, không nên để ý những suy nghĩ của mọi người trong công ty về bạn và công việc của bạn làm phiền.


hạnh phúc trong công việc 1
Không phải mọi thứ ở nơi làm việc đều khiến bạn khiến bạn chán nản.
 

3. Kiểm soát công việc
 
Có những quyết định cụ thể bạn có thể tự thực hiện và có khả năng để thuyết phục sếp đồng ý. Nếu cần chỉ đạo của sếp, bạn không nên do dự và hãy đến hỏi sếp của mình.
 

4. Chăm sóc tốt bản thân
 
Hạnh phúc trong công việc bắt nguồn từ việc bạn chăm sóc bản thân bạn ra sao trước khi đặt chân đến văn phòng. Gretchen Rubin cho biết rất nhiều nhân viên than phiền về sự buồn chán trong công việc chủ yếu do họ không ngủ đủ giấc.
 
Theo Gretchen Rubin tác giả cuốn Blog dự án hạnh phúc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc... bạn sẽ có nhiều năng lượng để làm việc.


hạnh phúc công việc 2
Chăm sóc tốt bản thân là các để bạn thấy yêu công việc hơn.
 

5. Kết bạn với nhiều người
 
Nhìn chung người có nhiều mối quan hệ thân thiết thường hạnh phúc hơn so với những người khác. Trong công sở cũng vậy, mối quan hệ với đồng nghiệp là nhân tố quyết định sự hạnh phúc trong công việc. Dù đôi lúc có chuyện không vừa lòng nhưng bạn nên cố gắng vui vẻ. Hãy cố gắng nói chuyện với tất cả mọi người, không buôn chuyện hoặc nói xấu đồng nghiệp...
 

6. Ngừng ngay việc than vãn
 
Nếu bạn cảm thấy công việc hiện tại của bạn quá cực nhọc, lương thấp, lại không ổn định. Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi sau: “Ông chủ của bạn có thật sự quá đáng? và ông ta có làm gì để đả kích, xúc phạm đến danh dự của bạn không?”, “Vị trí làm việc của bạn có thật sự tồi tệ như bạn nghĩ không?”, “Cuộc sống hiện tại của bạn có phải là một cơn ác mộng không?”, “Bạn là tuýp người thích đứng nhìn mọi việc diễn ra theo tình huống xấu hay là người thích làm một cái gì đó để cải thiện những tình huống xấu?”. 


Một khi mà bạn đã trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ giải toả được những phiền não của bạn 
 
7. Có khiếu hài hước
 
Bạn có thể khiến mọi người vui vẻ trong cơ quan hay đi chơi cùng những người có khướu hài hước. Khi làm việc ở bất cứ đâu, bạn nên có một chút khướu hài hước để tạo không khí vui vẻ.
 
8. Cải thiện môi trường làm việc
 
Bàn làm việc của bạn quá bừa bộn, quá nhiều đồ ăn vặt trong văn phòng, phòng bếp bẩn và bốc mùi... tất cả đều khiến bạn cảm thấy chán nản. Để thay đổi, bạn hãy thường xuyên sắp xếp lại bàn làm việc, phân công mọi người dọn dẹp văn phòng...


hạnh phúc trong công việc 3
 
Cải thiện môi trường làm việc để bạn thấy cuộc sống tươi đẹp hơn.
 
9. Hãy quản lý tốt những cơn stress của bạn
 
Stress là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán nản công việc. Để hạn chế những cơn stress bạn nên tự tạo cho mình cảm giác thoải mái trong công việc bằng cách tư duy tích cực để giảm bớt những sự lo lắng không đáng có, đồng thời tạo cho mình một chế độ nghỉ ngơi hợp lý ở cơ quan cũng như ở nhà. Luyện tập thể thao, luôn duy trì một cơ thể sạch sẽ, mạnh khoẻ cũng là một cách tốt để giảm stress. 
 
10. Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả 
 
Những người trả lời khảo sát cũng xác định một cách nhất quán rằng sự giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, đặc biệt từ cấp quản lý, là rất quan trọng đối với sự hạnh phúc của họ. Điều này không đơn thuần là cấp quản lý đưa ra các mệnh lệnh rõ ràng từ trên xuống dưới. 
 
Khi nói về sự giao tiếp, những người trả lời khảo sát cũng bày tỏ mong muốn rằng ý kiến của họ phải được lắng nghe và xem xét một cách nghiêm túc. Một người đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc lắng nghe nhân viên – thực sự lắng nghe những gì họ nói – ngay cả khi đó là điều nhà quản lý không muốn nghe. 

Yếu tố này còn hàm ý những vấn đề lớn hơn liên quan đến sự tin tưởng và tôn trọng. Khó có thể tạo dựng được môi trường làm việc hạnh phúc nếu thiếu hai điều này.

Không có nhận xét nào: