Theo
Womansday, mọi người thường chiêm bao khi ngủ, song dường như biết rất
ít về những giấc mơ của mình. Chiêm bao từ đâu đến? Ý nghĩ của chúng là
gì? Ta có thể kiểm soát và có nên cố gắng giải thích chúng không? Dưới
đây là lời khuyên của các chuyên gia về giấc mơ.
1. Giấc mơ có thể giúp bạn học hỏi
Bạn
đang nỗ lực học để chuẩn bị cho một bài kiểm tra hoặc cố gắng tìm cách
thực hiện một nhiệm vụ mới? Thay vì vùi đầu vào đống sách giáo khoa
khiến tâm trí lơ lửng trên mây, bạn hãy cho phép mình ngủ trong một thời
gian ngắn hoặc đi ngủ sớm hơn một chút, có thể điều kỳ diệu sẽ xảy ra
đó.
Các
nhà nghiên cứu đến từ Trường Y Harvard cho biết: Khi bộ não mơ, nó giúp
bạn tìm hiểu và giải quyết vấn đề đang vương vấn. Trong một nghiên cứu
được đăng tải gần đầy trên Current Biology, các nhà khoa học giải thích
giấc mơ là cách của não bộ xử lý, tích hợp và nắm bắt hiểu biết về những
thông tin mới.
Do đó, lời khuyên cho bạn là hãy cải thiện chất lượng
giấc ngủ và khả năng tiếp thu của bộ não bằng cách loại bỏ tiếng ồn
trong phòng ngủ (chẳng hạn như tivi), bởi tiếng ồn có thể tác động tiêu
cực đến thời lượng và chất lượng của những giấc mơ.
2 . Giống như nam giới, phụ nữ có thể đạt cực khoái trong những giấc mơ
"Bạn
đã nghĩ rằng chỉ có một mình nam giới gặp hiện tượng cực khoái trong
lúc ngủ? Điều này là không đúng đâu", Barbara Bartlik, một bác sĩ tâm
thần học và liệu pháp tình dục ở New York cho biết. Theo bà, phụ nữ có
thể cực khoái trong giấc ngủ của họ, cũng giống như nam giới.
Cảm
giác cực khoái thường đi kèm với chiêm bao khiêu dâm, nhưng chúng cũng
có thể xảy ra trong những giấc mơ của con người một cách tự nhiên. Bà
giải thích, khi phụ nữ mơ, bộ phận sinh dục của họ căng lên, từ đó họ có
thể đạt được cực khoái.
Hiện tượng này xảy ra trong giai đoạn ngủ sâu
và tái diễn nhiều lần trong đêm. Tương tự, đàn ông có thể đạt trạng thái
cương cứng khi chìm vào giấc ngủ sâu. Điều này xảy ra ngay cả khi họ mơ
hoặc không mơ về sex.
3. Giấc mơ thường gặp nhất là cảnh nửa kia phản bội bạn
Nếu
bạn từng thức dậy trong cảnh mồ hôi nhễ nhại hay người lạnh toát sau
khi mơ về một cuộc phiêu lưu ái tình vụng trộm với một người bạn tốt của
mình, đừng ái ngại vì bạn không phải là người duy nhất mơ như thế,
Lauri Quinn Loewenberg, một chuyên gia về giấc mơ, cho biết.
Bà
Loewenberg nói: "Giấc mơ mà mọi người thường gặp nhất chính là bắt gặp
người yêu của mình đang phản bội". Chuyên gia này đã làm một cuộc khảo
sát trên hơn 5.000 người, và phát hiện ra rằng giấc mơ không chung thủy
ám ảnh hầu hết mọi người. Đôi khi nó diễn ra theo định kỳ.
Thực tế ít
khi xảy ra sự tình như trong giấc mơ, song đó là nỗi sợ hãi chung và phổ
quát khi người ta bị đối xử tệ hoặc khi bị bỏ rơi. Chính nỗi ám ảnh
khôn nguôi này khiến người ta thường thấy cảnh đó trong chiêm bao.
4. Bạn có thể có nhiều giấc mơ, thậm chí cả chục lần trong một đêm
Không
phải mỗi người chỉ chiêm bao một giấc mỗi đêm, mà là hàng chục lần,
song có thể bạn không nhớ tất cả. "Chúng ta mơ khoảng 90 phút trong suốt
đêm, với mỗi chu kỳ giấc mơ sau lâu hơn giấc mơ trước.
Giấc mơ đầu tiên
của đêm dài khoảng 5 phút và giấc mơ cuối cùng trước khi thức dậy có
thể dài từ 45 phút đến một tiếng đồng hồ", bà Loewenberg nói.
5 . Bạn có thể kéo dài một giấc mơ sau khi tỉnh dậy
Bạn
đã bao giờ thức dậy với một cảm giác thật tuyệt, một giấc mơ hoàn hảo.
Và bạn muốn mình ngủ trở lại để “ngâm” thêm một chút về giấc mơ đẹp đó?
Vâng, bạn có thể làm được như vậy. Chỉ cần nằm yên, đừng cử động và bạn
có thể vẫn còn ở trạng thái mơ trong vài phút.
"Cách
tốt nhất để kéo dài những giấc mơ, đơn giản nhất là giữ đúng trạng thái
và vị trí mà bạn thức dậy, đó cũng là vị trí mà bạn đang mơ. Đừng di
chuyển cơ thể vì như thế là đã ngắt kết nối với giấc mơ", bà Lauri
khuyên.
6. Những giấc mơ kỳ lạ đều giải thích được
Đôi
khi bạn không thể hiểu được một giấc mơ kỳ quặc về mẹ, một rạp xiếc và
một cơn bão tuyết có thể xảy ra trong đời thực. Song đó có thể là những
biểu tượng và những ý niệm được thể hiện trong những giấc mơ. Do đó bạn
nên đi tìm nó trong thực tế, theo chuyên viên đào tạo tâm lý Jeffrey
Sumber (ĐH Harvard).
"Ý
nghĩa giấc mơ của chúng ta đôi khi liên quan đến những điều chúng ta
đang cần để hiểu về bản thân và thế giới xung quanh. Thay vì bỏ qua
những giấc chiêm bao lạ, hãy suy nghĩ về những cảm nhận của bạn qua giấc
mơ đó.
Chúng ta có xu hướng bỏ qua các giấc mơ với những dấu hiệu lạ,
song thực tế cảm giác chúng ta có trong những giấc mơ rất quan trọng",
Jeffrey giải thích. Chẳng hạn hình ảnh các rạp xiếc và cơn bão tuyết chỉ
là chất xúc tác mang lại cảm nhận thật của chúng ta về mẹ của mình.
7. Giấc mơ định kỳ có thể là cách tâm trí gửi thông điệp tới bạn về một điều gì đó
Bạn
thường xuyên gặp những cơn ác mộng? Đó có thể là những thông điệp gửi
từ bộ não của bạn. Thay vì sợ hãi, hãy tìm kiếm những thông điệp ẩn
trong những giấc mơ diễn ra thường xuyên để bạn có thể thoát khỏi chúng.
Chẳng
hạn giấc mơ mọi người hay gặp nhất có liên quan đến việc rụng hoặc gẫy
răng. Đối với những giấc mơ này, bà Jeffrey khuyến cáo mọi người hãy suy
nghĩ về tình trạng răng miệng của mình nhiều hơn để xem có vấn đề gì
xảy ra không. “Mặt khác xét về nghĩa bóng, những chiếc răng hay các bộ
phận trong miệng là biểu tượng của ngôn ngữ.
Do đó hãy chú ý nhiều hơn
đến những giấc mơ liên quan đến hàm răng, có thể cho thấy bạn cần cải
thiện cách giao tiếp của mình".
8. Bạn có thể kiểm soát giấc mơ của minh
Kết
quả một cuộc khảo sát mới đây trên 3.000 người tham gia cho thấy việc
kiểm soát giấc mơ hoặc “giấc mơ sáng suốt” hoàn toàn có thể thực hiện
được. 64,9% người tham gia cho biết họ nắm bắt được mình đang mơ những
gì, 34% cho biết thỉnh thoảng họ có thể kiểm soát được những gì xảy ra
trong giấc mơ.
Nhận
ra những gì trong giấc mơ của mình là điều không phải ai cũng làm được
nhưng có thể học được, tiến sĩ Kelly Bulkeley, nhà nghiên cứu về giấc mơ
và học giả tại Graduate Theological Union, ở Berkley, California, Mỹ,
cho biết. Kỹ thuật kiểm soát giấc mơ này đặc biệt hữu ích cho những ai
thường xuyên gặp ác mộng.
Kelly
khuyên những người thường xuyên gặp ác mộng hãy dành cho mình những lời
động viên trước khi đi ngủ theo kiểu: “Nếu tôi mơ thêm một lần nữa, tôi
sẽ có gắng nhớ rằng đó chỉ là một giấc mơ. Tôi hoàn toàn nhận thức được
điều đó”.
Tiến
sĩ Kelly Bulkeley giải thích: Khi bạn học cách nhận thức về những gì
mình mơ, bạn không chỉ có sức mạnh hướng dẫn bản thân mình, chẳng hạn
tìm cách thoát khỏi con quái vật để ngả vào vòng tay của anh chàng Brad
Pitt.
Bên cạnh đó, nó còn giúp huấn luyện tâm trí của bạn tránh khỏi
những cơn ác mộng ngay từ giai đoạn đầu. Từ đó bạn không còn sợ hãi mà
còn có thể học được những điều hay ở trong giấc mơ.
9. Không nhất thiết cứ ngủ mới mơ
Thực
ra, bạn có thể mơ ngay tại bàn làm việc, trong xe hơi, thậm chí ngay cả
khi đang chơi đá bóng với con của mình. Không phải cứ ngủ mới mơ, điều
này là có thật và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên đừng lầm tưởng giữa một
"giấc mơ thức" với việc mơ mộng viển vông hoặc tưởng tượng.
Bước
đầu tiên để có một "giấc mơ thức", bạn hãy suy nghĩ về một giấc mơ gần
nhất mình đã trải qua. Sau đó hãy tìm một nơi yên tĩnh chiêm niệm về
giấc mơ ấy. Hãy để giấc mộng đó tiếp tục tái diễn.
Liệu pháp "giấc mơ
thức" này có thể được sử dụng như một công cụ thư giãn, giúp cho tâm trí
bạn xử lý những giấc mơ khó hiếu. “Nó tạo ra sự tương tác giữa những
các phần tâm trí vô thức và các bộ phận tâm trí đang tỉnh”, tiến sĩ
Kelly nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét